Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.

Lĩnh vực Tài nguyên môi trường Lĩnh vực Thu hồi, Giao đất, Thuê đất  
Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai.

 Trình tự thực hiện:

Bước 1: Xác định căn cứ thu hồi đất căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai;
Bước 2: Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm tra, xác minh thực địa (nếu cần);
Bước 3: Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất;
Bước 4: Cơ quan, tổ chức thực hiện các nội dung công việc được giao theo quyết định thu hồi đất theo quy định
Bước 5: Phòng Tài nguyên và Môi trường tổ chức thu hồi đất trên thực địa và bàn giao đất cho Tổ chức được giao quản lý quỹ đất thu hồi;
Bước 6: Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành nộp lại Giấy chứng nhận.
Cách thức thực hiện:
+ Cơ quan có thẩm quyền quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường lập hồ sơ thu hồi đất trên cơ sở căn cứ thu hồi đất đối với từng trường hợp thu hồi đất.
Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất gồm:
a) Biên bản về vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại các Điểm a, b, đ và e Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai (đã có khi xử phạt vi phạm hành chính);
b) Biên bản làm việc để xác định hành vi vi phạm thuộc trường hợp quy định tại các Điểm c, d, g, h và i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai (đã có khi thực hiện kiểm tra, thanh tra xác định vi phạm hành chính);
c) Văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai;
d) Biên bản xác minh thực địa do cơ quan tài nguyên và môi trường lập (nếu có);
đ) Trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.
Thời hạn giải quyết: Không quy định
Đối tượng thực hiện TTHC: Hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân cấp huyện.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục:
+ Cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai;
+ Phòng Tài nguyên và Môi trường.
- Cơ quan phối hợp: Ủy ban nhân dân cấp xã, Tổ chức được giao quản lý quỹ đất thu hồi, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, lực lượng thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.
Kết quả của việc thực hiện TTHC: 
Quyết định thu hồi đất
+ Tổ chức được giao quản lý quỹ đất đã thu hồi
Phí, lệphí:Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:Không
Yêucầu, điềukiệnthựchiệnTTHC: Việcthựchiệnbàngiao đấtchoTổchức đượcgiao đểquảnlý quỹ đấtthuhồikhi đãxác địnhxonggiá trịcònlạicủagiá trị đã đầutư vào đấthoặctàisảngắnliềnvới đất(nếucó)theoquy địnhcủaphápluật đốivớicáctrườnghợpviphạmluật đất đaimà đượcchitrả.
Căncứpháplý củaTTHC:
+ Luật Đất đaingày 29 tháng11 năm 2013 có hiệulựctừngày 01/7/2014;
+ Nghịđịnhsố 43/2014/NĐ-CPngày 15 tháng 5 năm 2014 củaChínhphủquy địnhchitiếtthihànhmộtsố điềucủaLuật Đất đai;
+ Thôngtư số 30/2014/TT-BTNMTngày 02/6/2014 củaBộTàinguyênvà MôitrườngQuy địnhvềhồsơ giao đất, chothuê đất, chuyểnmục đíchsửdụng đất, thuhồi đất.
 
CGiảiquyếttranhchấp đất đai
 
1. Giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện, thành phố (cấp huyện)
1. Trình tự thực hiện:
- Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Chủ tịch UBND cấp huyện (gửi qua bưu điện hoặc trực tiếp tại trụ sở tiếp dân cấp huyện)
- Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Chủ tịch UBND cấp huyện giao đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết.
- Đơn vị được phân công giải quyết tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ; thành lập tổ công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tại cấp xã; tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp; hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
2. Cách thức thực hiện:
Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn đến Chủ tịch UBND cấp huyện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần:
- Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;
- Biên bản làm việc với các bên tranh chấp, với các tổ chức, cá nhân có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại cấp xã;
- Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp, hồ sơ, tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại cấp xã;
- Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
b) Số lượng: 01 bộ
4. Thời hạn giải quyết
-Thời hạn kiểm tra hồ sơ: Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Thời hạn giải quyết: không quá 45 ngày làm việc
5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân
6. Cơ quan thực hiện TTHC:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chủ tịch UBND cấp huyện.
Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Các cơ quan chức năng thuộc UBND cấp huyện.
- Cơ quan phối hợp: UBND cấp xã.
7. Kết quả thực hiện TTHC:
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành.
8. Lệ phí (nếu có): Không quy định.
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Đơn:mẫu số 01;
- Biên bản hòa giải: mẫu số 03
- Quyết định công nhận hòa giải thành: mẫu số 04
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHCKhông quy định.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013, có hiệu lực ngày 01/7/2014; Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014, có hiệu lực ngày 01/7/2014.