Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Cấp lại Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

Thủ tục hành chính cấp huyện Lĩnh vực Công Thương (11 thủ tục)  
Cấp lại Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu

Trình tự thực hiện:

- Thương nhân có yêu cầu nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện hoặc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện (các huyện chưa thành lập Trung tâm hành chính công) nơi thương nhân đặt địa điểm kinh doanh hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tại địa chỉ: motcua.hanam.gov.vn .

Trường hợp nộp hồ sơ trực tuyến, thương nhân yêu cầu chuẩn bị hồ sơ nhưng không phải chứng thực, tất cả được scan hoặc chụp từ bản chính và gửi bằng tài khoản đã được đăng ký sử dụng dịch vụ này. Hệ thống sẽ tự động thông báo kết quả tiếp nhận (Kèm mã hồ sơ) thông qua tài khoản, số điện thoại đã được đăng ký.

- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả; nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn thương nhân nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

- Hồ sơ sau khi đã được hướng dẫn theo quy định mà không được bổ sung, hoàn thiện thì người tiếp nhận từ chối tiếp nhận hồ sơ. Việc từ chối tiếp nhận hồ sơ phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó ghi rõ lý do từ chối, người tiếp nhận ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên.

- Hồ sơ sau khi được tiếp nhận chuyển phòng Kinh tế và hạ tầng /phòng kinh tế thẩm định và giải quyết.

- Nhận kết quả:

+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp thương nhân mang theo phiếu hẹn đến nhận kết quả tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện hoặc tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả - Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc trả kết quả qua dịch vụ bưu chính (nếu có nhu cầu).

+ Trường hợp hồ sơ nộp trực tuyến hoặc qua dịch vụ bưu chính, thương nhân khi đến nhận kết quả mang theo bản gốc để đối chiếu với giấy tờ có liên quan đã được gửi trực tuyến.

Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến

Thành phần và số lượng hồ sơ:

* Thành phần hồ sơ bao gồm:

-Trường hợp cấp lại do giấy phép hết hiệu lực:

Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại áp dụng như trường hợp cấp mới.

- Trường hợp cấp lại do bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy:

+ Đơn đề nghị cấp lại (theo mẫu)

+ Bản gốc hoặc Bản sao Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (nếu có).

* Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ và hợp lệ.

 Cơ quan thực hiện TTHC:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: Phòng Kinh tế và hạ tầng/phòng Kinh tế.

- Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế và hạ tầng /phòng Kinh tế.

Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá nhân.

Tên mẫu đơn: Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu (Phụ lục 31 - Thông tư số 60/2014/TT-BCT  ngày 27/12/2012 của Bộ Công Thương).

Phí, lệ phí:

- Đối với thành phố Phủ Lý:

Phí thẩm định đối với trường hợp cấp lại do giấy phép hết hiệu lực: 1.200.000đ/điểm kinh doanh/lần. Không thu phí thẩm định đối với trường hợp cấp lại do bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy.

Lệ phí: 200.000đ.

- Đối với các huyện mức thu bằng 50% mức thu tương ứng quy định như trên.

Kết quả thực hiện TTHC: Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC:

- Trước thời hạn hết hiệu lực của Giấy phép 30 ngày Tổ chức, cá nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu;

- Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;

- Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

- Trực thuộc hệ thống phân phối của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu;

+ Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;

- Có bản cam kết của thương nhân về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

- Phù hợp với quy hoạch hệ thống kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu do Sở Công Thương tỉnh công bố;

(Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ)

Căn cứ pháp lý của TTHC:

- Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

- Thông tư số 60/2014/TT-BCT ngày 27 tháng 12 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu;

- Thông tư 168/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định kinh doanh hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thuộc lĩnh vực thương mại và lệ phí cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hoá.​

Phụ lục 31.doc