Skip Ribbon Commands
Skip to main content

Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp vào các cơ sở bảo trợ xã hội

TTHC CẤP HUYỆN Lĩnh vực Lao động-TBXH  
Tiếp nhận đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp vào các cơ sở bảo trợ xã hội

 - Bước 1: Cá nhân nộp hồ sơ tại bộ phận “một cửa” UBND xã, phường, thị trấn;

- Bước 2: Bộ phận một cửa UBND xã, phường, thị trấn kiểm tra, tiếp nhận hồ sơ hợp lệ
- Bước 3: Trả kết quả cho cá nhân theo thời gian quy định.
Cách thức thực hiện: cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại “bộ phận một cửa” UBND xã, phường, thị trấn
Hồ sơ:
a) Thành phầnhồ sơ:
 Biên bản tiếp nhận đối tượng có chữ ký của cá nhân hoặc đại diện cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng (nếu có). Đối với đối tượng là nạn nhân của bạo lực gia đình, nạn nhân bị xâm hại tình dục, nạn nhân bị buôn bán và nạn nhân bị cưỡng bức lao động, biên bản tiếp nhận không bắt buộc có chữ ký của đối tượng.
b)Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời gian thực hiện: Tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở bảo trợ xã hội. Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện trong 5 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng.
Đối tượng thực hiện TTHC: Đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp (trẻ em bị bỏ rơi; nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động) hoặc thân nhân của đối tượng; đại diện các cơ quan, đơn vị phát hiện ra đối tượng.
Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND xã, phường, thị trấn
b) Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND xã, phường, thị trấn
c) Cơ quan phối hợp: Cơ sở bảo trợ xã hội
Kết quả thực hiện TTHC: Quyết định tiếp nhận đối tượng
Lệ phí: Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không
Yêu cầu, điều kiện thực hiện TTHC: Không
Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ qui định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
- Nghị định số 81/2012/NĐ-CP ngày 8/10/2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ.